KINH NHẬT TỤNG GIẢNG GIẢI
| ![]() |
Trong bài "Ý nghĩa của việc tụng kinh" (xem ở cột bên phải) quý đạo hữu đã biết tại sao chũng ta cần tụng kinh và ý nghĩa của việc tụng kinh trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều khi tụng mà chúng ta không thể hiểu được mình tụng cái gì, bởi vì, nhiều đoạn kinh được soạn bằng âm Hán hoặc những đoạn chú là những mật ngữ không thể hiểu được. Rất nhiều Phật tử đã đề nghị quý chư Tăng soạn lại lời kinh bằng tiếng Việt cho dễ hiểu, dễ nhớ. Việc dịch kinh ra tiếng Việt là cần thiết và đã có nhiều bài kinh nhật tụng được dịch ra tiếng Việt như Ma Ha Bát Nhã Ba la Mật Đa Tâm Kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng... Nhưng tại sao đã có nhiều bản dịch ra tiếng Việt mà các Thầy vẫn tụng bằng âm Hán làm cho các Phật tử khó hiểu, khó nhớ? Thật ra, dịch Kinh để đọc thì đơn giản hơn nhiều so với dịch Kinh để tụng. Để dịch Kinh tụng, cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Khi dịch Kinh phải chú ý sắp xếp câu chữ để tụng cho dễ và hay.
- Kinh tụng phải tthống nhất, không thể chùa này tụng bày dịch này, chùa kia tụng bài dịch khác. Chúng tôi thấy có nhiều chùa tụng theo bài dịch của chùa, nhưng khi tụng chung thì vẫn phải dùng âm Hán. Cần có một vị cao tăng đủ uy tín để thống nhất và được sự đồng thuận của tất cả các chùa về các kinh dịch.
- Phải chú ý đến thói quen. Chúng tôi thấy có nhiều vị phê phán rằng dịch như thế này là sai, như thế này là đúng. Nhưng thật ra, khi cái gì đã thành thói quen của đám đông thì có thể được xem là đúng. Ví dụ như từ Savon của tiếng Pháp khi du nhập vào Việt Nam, người dân đọc trại ra thành "xà phòng", khi vào trong nam thì biến thành "xà bông". Không thể nói từ "xà phòng" hay "xà bông" là không đúng. Có một câu chuyên vui về chữ "A Di Đà Phật": Có một thầy ở trong nam, khi nghe mọi người tụng hồng danh 4 chữ "A Di Đà Phật" liền nói là tụng sai. Bởi vì chữ "Amitabha" từ gốc tiếng Phạn nếu dịch âm, phải đọc "A Mi Đà Phật" thì mới đúng. Sau đó thầy bắt mọi người phải tụng "A Mi Đà Phật". Các Phật tử nghe thầy giảng xong thì tụng theo đề nghị của thầy. Trong số các Phật tử của chùa, có một nhóm gốc bắc. Nhóm này khi đọc chữ "Đà", âm bị trại nghe như chữ "Là". Một lần thầy nghe các Phật tử của nhóm đó tụng "A Mi Đà Phật" mà nghe cứ như là "A Mi Là Phật". Thầy nghe xong thấy không ổn bèn khuyên Phật tử: cứ tụng như cũ "A Di Đà Phật", sai một chút Phật vẫn hiểu mà nghe xuôi tai hơn.
Trong điều kiện hiện tại, giải quyến khó khăn nêu trên không phải là chuyện dễ. Trong đề mục này, chúng tôi chỉ dám cố gắng giảng nghĩa một số phần chính của Kinh nhật tụng, nhằm giúp quý Phật tử hiểu thêm một phần nào, đồng thời tăng trưởng thêm niềm tin vào Phật pháp.
Các phần quan trọng của Kinh nhật tụng: Các Kinh nhật tụng tuy khác nhau như Kinh cầu an, Kinh sám hối, Kinh A Di Đà... nhưng đều có những phần chung giống nhau như Cúng hương, Tán Phật, Quán tưởng, Đảnh lễ, Chú Đại Bi, Bát nhã tâm kinh, Tam quy y, Hồi hướng. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các phần chung này.
Cúng hương:
Âm Hán | Âm Việt |
Nguyện thử diệu hương vân,
Biên mãn thập phương giới, Cúng dường nhứt thiết Phật, Tôn pháp chư Bồ tát, Vô biên Thanh văn chúng, Cập nhứt thiết Thánh Hiền, Duyên khởi quang minh đài, Xứng tánh tác Phật sự, Phổ huân chư chúng sanh, Giai phát Bồ đề tâm, Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành Vô thượng đạo. |
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương Phương phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo Thề trọn đời giữ đạo Theo tự tánh làm lành Cùng pháp giới chúng sanh Cầu Phật từ gia hộ Tâm bồ đề kiên cố Xa bể khổ nguồn mê Chóng quay về bờ giác |
Tán Phật
Pháp vương Vô thượng tôn
Tam giới vô luân thất Thiên nhơn chi Ðạo sư Tứ sanh chi Từ phụ Ư nhứt niệm quy y Năng diệt tam kỳ nghiệp Xưng dương nhược tán thán Ức kiếp mạc năng tận. |
Đấng Pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài Quy y tròn một niệm Dứt sạch nghiệp ba kỳ Xưng dương cùng tán thán Ức kiếp không cùng tận. |
Quán tưởng:
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì, Ngã thử đạo tràng như Ðế châu, Thập phương chư Phật ảnh hiện trung. Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền, Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ. |
Phật chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời, Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. |
Đảnh lể và Tam quy y: Phần đầu của Kinh tụng, chúng ta đảnh lễ mười phương Phật, tức là đảnh lễ Phật ở bên ngoài. Phần cuối của Kinh tụng, chúng ta tụng Tam quy y, tức tự quy y Tam bảo trong tự tánh của chúng ta.
Chú Đại Bi: Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan... cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích. Quán Thế Âm Bồ Tát đã bạch với Phật: "Nếu có người nào tụng thần chú này năm lần thì trừ được các tội nặng của nhiều đời kiếp trong vòng luân hồi sanh tử. Và người ấy khi thân mạng sắp mất được mười phương chư Phật đưa tay thọ ký cho họ sanh về cõi nước Tịnh độ". Con thề rằng: "Nếu người tụng thần chú Đại bi mà bị đọa lạc vào ba đường dữ, không sanh về cõi nước của đức Phật, không được vô lượng tam muội biện tài và những sự cầu nguyện không như ý muốn thì không xứng đáng để gọi thần chú Đại bi". Ngoại trừ những hạng người trì tụng thần chú này mà tâm không có thiện hảo, cứ độc ác, không tha thiết chí thành, chỉ có một chút nghi ngờ là không hiệu nghiệm. Nếu có những người đã từng phạm mười trọng tội và gây ra năm thứ nghịch chướng to lớn, hủy báng Phật pháp, phá giới cấm, làm các điều dơ bẩn trải qua nhiều đời nhiều kiếp, dầu có gặp Phật xuất thế mà không chịu sám hối chừa bỏ các tội ác, một lần chí thành không mảy may nghi ngờ mà tụng thần chú Đại bi này là bao nhiêu tội lỗi đã tạo ra trong quá khứ đều được dứt trừ hết. Nếu có ai gặp các sự rủi ro tai nạn khốn khổ mà tụng Đại bi thần chú đều được thoát khỏi một cách dễ dàng. Nếu người tụng Đại bi thần chú để cầu nguyện, kết luận cầu nguyện gì đều được như ý. Chính vì thần lực của chú Đại Bi to lớn như vậy nên phần đầu của mọi Kinh tụng đều có chú Đại Bi.
Bấm vào đây để xem "Chú Đại Bi giảng giải".
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: Đây là bản tinh yếu nhất của Bộ Kinh Bát Nhã, do Ngài Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn. Tuy chỉ là một đoạn ngắn, nhưng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đã thâu tóm toàn bộ ý nghĩa của Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Kim Cang. Tâm Kinh giúp hành giả hiểu thật tướng không của các Pháp, từ đó thoát khỏi khổ não, sinh tử.
Bấm vào đây để xem "Tâm Kinh giảng giải".
Hồi hướng: Người học Phật phải học hạnh Từ bi của Phật, phải phát Bồ Đề Tâm để học hạnh nguyện của các vị Bồ Tát Tự giác - Giác tha. Tu tập không chỉ để lợi mình mà còn làm lợi cho chúng sanh. Hồi hướng là một giải pháp tu tập theo hạnh nguyện của Bồ Tát. Vì vậy, bài hội hướng được tụng trong tất cả các bài Kinh nhật tụng.
Phúng kinh công đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi hướng, Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh, Tốc vãng vô lượng quang Phật sát. Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu, Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, Thế thế thường hành Bồ tát đạo. Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu, Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh, Bất thối Bồ tát vi bạn lữ. Nguyện dĩ thử công đức, Phổ cập ư nhứt thiết, Ngã đẳng dữ chúng sanh, Giai cọng thành Phật đạo. |
Công-đức tụng Kinh khó nghĩ lường,
Vô-biên phước báu đều hồi-hướng. Khắp nguyện chúng sinh trong pháp giới, Sớm về cõi Phật Vô-Lượng-Quang. Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền-não, Nguyện chân trí-tuệ thường sáng tỏ, Nguyện bao tội chướng thảy tiêu-trừ, Kiếp kiếp thường tu Bồ-tát đạo. Nguyện sinh Tịnh-Độ ở phương tây, Chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở thấy Phật chứng vô sinh, Bồ-tát bất-thoái là bạn-hữu. Nguyện đem công đức này , Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sanh, Đều trọn thành Phật đạo |
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.12/1/2013 ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment