Sunday, 29 April 2012

Kinh Vô Lượng Thọ (Tụng) - Thầy Thích Trí Thoát
Xem Những bài Kinh Tụng khác ( Click đây ) : http://www.youtube.com/playlist?... Kinh Vô Lượng Thọ (Tụng) - Thầy Thích Trí Thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).30/4/2012.

Friday, 27 April 2012

Từng bước thực hành Chú Đại Bi

A. Những bước chuẩn bị.
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
Như vậy, thế nào là tụng trì đúng pháp?
Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.
Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng.Tóm lại, “Giữ gìn trai giới,ở nơi tịnh thất,tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan đốt đèn, dùng hương hoa cùng thực phẩm cúng dường, buộc tâm một chỗ”, đó là tất cả những điều kiện lý tưởng để hành giả trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại sở làm, tại nhà... Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng đểø cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bơỉ vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng thần chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh.
Bàn thờ.
Hành giả nên có một phòng riêng yên tỉnh để lập bàn thờ Bồ tát. Bàn thờ nên có hình tượng Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Nếu không có thì có thể sử dụng bất cứ hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm nào mà mình hiện có. Hình tượng Bồ Tát nên để day mặt về hướng Tây. Trên bàn thờ tuy không bắt buộc nhưng nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang, nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ.
Cách thức ngồi, lạy :
Mỗi người nên có một tọa cụ, hoặc đơn giản hơn, một miếng vải sạch hay khăn bông xếp lại để làm chỗ tọa thiền. Hành giả nên ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu gặp khó khăn thì có thể ngồi theo cách thức bán già (ngồi xếp bằng, chân phải gác lên chân trái hay ngược lại), lòng bàn tay để ngữa hướng lên trên, bàn tay mặt để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt nên mở hé, nếu nhắm hẵn thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm, nếu mở lớn thì khó định tâm.
Lạy là nghi thức biểu lộ sự cung kính, tôn trọng. Mỗi thời đại có một cung cách khác nhau để biểu lộ sự tôn trọng. Lối lạy kiểu cũ theo cách thức của người Trung Hoa có nhiều điểm rất bất tiện, không thích hợp cho không khí thiền đường. Trước hết, với kiểu lạy này, khi hành lễ mỗi người chiếm một khoảng diện tích đáng kể đủ để có thể đứng và qùy xuống lạy, gây trở ngại cho những thiền đường nhỏ. Việc đứng lên qùy xuống gây ra những tiếng động của động tác, tiếng sột soạt của quần áo, những động tác này cũng có thể làm phóng ra những bụi bặm, vi trùng mà ta mang trên quần áo, những mùi hôi của cơ thể - nhất là trong những xứ khí hậu nóng nực-, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường ta cần có để thở. Chưa kể là việc đứng lên qùy xuống lộn xộn trong những tư thế rất khó coi... Cho nên, chúng ta có thể thực hành một cách lạy tương đối đơn giản trong khi hành lễ, là thiền sinh cứ ngồi theo tư thế hành thiền, kiết già hay bán già, khi lạy chỉ cúi gập đầu xuống sàn phía trước, kéo dài tư thế này một khoảng thời gian ngắn đủ để niệm một câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm BồTát”, xong ngồi dậy.
Cách thức tụng đọc :
Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.
Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có mười công đức sau đây :
1.Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh
2.Thiên ma hoảng sợ.
3.Tiếng vang khắp mười phương
4.Ba đường hết khổ
5.Tiếng đời chẳng lọt vào tai
6.Lòng không tán loạn
7.Dõng mãnh tinh tấn
8.Chư Phật vui mừng
9.Tam muội hiện ra trước mắt
10.Vãng sanh Tịnh Độ
Thật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.
B. Nghi Thức Hành Lễ
Hành giả nên tự mình sắp xếp thời khoá biểu thích hợp và cố định cho việc hành thiền tu tập của mình hằng ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối hoặc cả sáng lẫn tối. Đức Phật dạy rằng mỗi người nên hành thiền ngày hai buổi, buổi sáng sớm lúc mới rạng đông và buổi hoàng hôn lúc ngày chuyển qua đêm, còn nữa đêm thì nên thức dậy để đọc kinh. Đó là thời khóa biểu lý tưởng cho người tu tập, tuy nhiên nếu ta không có điều kiện thì chọn một thời khóa trong ngày cũng được. Thời gian lựa chọn để thiền định vào buổi sáng hay buổi tối rất quan trọng đối với mỗi cá nhân bởi vì có người chỉ hành thiền kết quả vào buổi sáng hoặc ngược lại. Kinh nghiệm cho thấy những người còn sống đời sống thế tục thì hành Thiền vào buổi sáng sớm kết quả hơn, bởi vì buổi tối sau một ngày làm việc, thể xác còn mệt mỏi, tâm hồn lại bị vướng mắc bởi bao nhiêu chuyện lo nghĩ từ chuyện gia đình đến chuyện sở làm ... rất khó định tâm.
Ngoài ra, mỗi cuối tuần nên có một buổi hành lễ chung của những người trong nhóm; đây cũng là dịp để tự sám hối, trao đổi kinh nghiệm tu tập. Việc tu học sẽ tăng tiến nhanh chóng nếu ta có những bạn đồng tu, những thiện trí thức đúng nghĩa.
NGHI THỨC HÀNH THIỀN
Hành giả ngồi xuống theo tư thế kiết già hay bán già. Điều chỉnh thế ngồi, lắc vai, lay chuyển thân thể chừng 5 lần, sửa xương sống cho ngay, chuẩn bị cho mình một thế ngồi thoải mái.
Rải ba tiếng chuông.
Lắng lòng thanh tịnh theo tiếng chuông ngân, hành giả thanh lọc nội tâm, tiêu trừ các tội chướng thân khẩu ý để bắt đầu bước vào nghi thức hành Thiền.
1. Tịnh Pháp Giới và Tam Nghiệp Chơn Ngôn:
ÁN LAM (21lần)
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt ma ta phạ bà phạ, truật độ hám (3 lần)
2. Tác Bạch Cúng Hương:
(Có thể có những bài nguyện hương khác nhau, hành giả có thể tự chọn bài nguyện hương quen thuộc).
Hương thơm giăng bủa
Thánh đức tỏ tường
Bồ Đề Tâm rộng chẳng suy lường
Tùy chỗ phóng hào quang
Lành tốt phi thường
Dâng cúng Pháp trung vương
NAM MÔ HƯƠNG CÚNG DƯỜNG BỒ TÁT, MA HA TÁT. (3 lần).
3. ĐÃNH LỄ CHƯ PHẬT, BỒ TÁT
Nhất tâm đãnh lễ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A-Di-Đà-Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).

Nhất tâm đãnh lễ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Thế Tôn. (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Quá Khứ Vô Lượng Ức Kiếp, Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Quá Khứ Vô Lượng Kiếp, Chánh Pháp Minh Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Thập Phương Nhứt Thiết, Chư Phật Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Hiền Kiếp Thiên Phật, Tam Thế Nhứt Thiết Chư Phật Thế Tôn (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Thần Diệu Chương Cú. (Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Quán Âm Sở Thuyết Chư Đà La Ni, Cập Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Tôn Pháp.(Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát.(Chuông, niệm 3 lần, 3 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát(Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Tổng Trì Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Thập Phưong Tam Thế, Nhứt Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát (Chuông, 1 lạy).
Nhất tâm đãnh lễ Ma HA Ca Diếp Tôn Giả, Vô Lượng Vô Số Đại Thanh Văn Tăng, Chư Lịch Đại Tổ Sư (Chuông, 1 lạy).
4. ĐẠI BI PHÁT NGUYỆN
(Nếu một nhóm hành thiền chung, người chủ trì sẽ dâng lời phát nguyện này, các thiền giả chỉ nhẫm đọc theo và lắng lòng suy nghĩ theo lời nguyện.)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả Pháp.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được giới định đạo.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non niết bàn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi.
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hương về cõi địa ngục,
Địa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài ngã quỷ,
Ngã quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu la,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm (10 lần)
(chuông, lạy)
Xong tụng đọc:
5. THẦN CHÚ ĐẠI BI
(Tụng 5 ,7 hoặc 21 biến)
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni.
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam Mô A rị da. Bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát toả. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đa (na ma bà tát đa). Na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê. Lô ca đế. Ca la đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da.Giá ra gía ra. Mạ. Mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê lị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ Bồ đề dạ. Bồ đà dạ Bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắc ni na. Bà dạ ma na. Ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. Ta bà ha. Tất đà dủ nghệ. Thất bàn ra dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da. Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ. Ta bà ha.
Nam mô hắt ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha.
Án. Tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha. (3 lần)
6. Nhập Thiền.
Tùy theo thời khoá biểu và thời gian cho phép, hành giả tự ấn định cho mình khoảng thời gian thiền định (15 phút, 30 phút, 1 giờ, v.v...)
7. Xả Thiền.
Trả Ơn Cửu Huyền Thất Tổ:
Tụng kinh, trì chú cũng là một cơ hội mà hành giả trả ơn cửu huyền thất tổ. Do công đức trì tụng trong pháp hội này, dưới sự chứng minh của thập phương chư Phât, chư Bồ Tát, đặc biệt là vị Bồ Tát Bổn Tôn Quán Thế Âm, ta hướng tâm thành đến các Ngài để nguyện cầu cho cửu huyền thất tổ, những hương linh của thân bằng quyến thuộc đã qua đời (nêu tên hoặc pháp danh) được vãng sanh đến miền Tịnh Độ. Ta cũng nguyện cầu cho những thân bằng quyến thuộc còn ở trong vòng sinh tử luân hồi, nhờ oai lực và sự trợ duyên của chư Phật, chư Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm có cơ hội biết đến Phât pháp, tinh tấn tu tập, và hướng đến giác ngộ. (Phần này mỗi hành giả có một lời nguyện riêng). (3 lạy)
Hồi Hướng:
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
(3 lạy)
Xong mở miệng thở vài hơi dài. Nhè nhẹ lay chuyển cổ, vai, thân khoảng 5 lần, xong dùng hai bàn tay xoa nhẹ vào nhau xoa lên mắt (khoảng 5 lần). Bắt đầu dùng tay xoa bóp hai bắp vế và tháo chân ra, xoa bóp hai bắp chuối, bàn chân cho nóng lên (khoảng 5 lần).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).27/4/2012.

Tuesday, 24 April 2012

Nghi Thức Trì Tụng
Nghi Thức Trì Tụng
Bài Tán Lư Hương:
Lư hương vừa ngún chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngữa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)
Chân Ngôn Tịnh Pháp Giới:
Án lam (7 lần)
(Trì chú này thì thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh)
Chân Ngôn Tịnh Khẩu Nghiệp:
Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị Ta bà ha. (7 lần)
(Trì chú này thì hơi miệng trong sạch)
Chân Ngôn Tịnh Ba Nghiệp:
Án ta phạ, bà phạ thuật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ bà phạ thuật độ hám. (3 lần)
(Trì chú này thì thân miệng lòng đều trong sạch)
Chân Ngôn Phổ Cúng Dường:
Án nga nga nẳng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
(Trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng dường cả mười phương)
Văn Phát Nguyện:
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam bảo. (3 lần)
Lạy đấng Tam giới Tôn,
Qui mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện lớn
Trì tụng Kinh Niết bàn
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát Bồ đề tâm
Khi mãn báo thân này
Sanh qua cõi Cực Lạc.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
Bài Kệ Khai Kinh
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nam Mô Đại Bát Niết bàn Hội Thượng Phật Bồ tát Ma Ha Tát. (3 lần).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH .( MHDT ).24/4/2012.

Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh

Kinh Ðại Bát Niết Bàn Tập II

Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh
(Dùng ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh mà tụng kinh, thời phước đức vô lượng, nên trước khi tụng kinh cần phải Sám hối, Sám hối tức là làm cho 3 nghiệp thanh tịnh)
Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Chư Phật. (1 lạy)
Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Tôn Pháp. (1 lạy)
Nam mô thập phương tận hư không giới nhứt thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy)
(Quì, tay cầm hương cúng dường phát nguyện)
Nguyện mây hương mầu này
Khắp cùng mười phương cõi
Cúng dường tất cả Phật.
Tôn Pháp, các Bồ tát,
Vô biên chúng Thanh văn
Và cả thảy Thánh hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm đến vô biên cõi,
Khắp xông các chúng sanh
Ðều phát lòng Bồ đề,
Xa lìa những nghiệp vọng
Trọn nên đạo Vô thượng.
(cầm hương lạy 1 lạy)
(Ðứng chắp tay xướng)
Sắc thân Như Lai đẹp
Trong đời không ai bằng
Không sánh, chẳng nghĩ bàn
Nên nay con đảnh lễ.
Sắc thân Phật vô tận
Trí tuệ Phật cũng thế
Tất cả Pháp thường trụ
Cho nên con về nương.
Sức trí lớn nguyện lớn
Khắp độ chúng quần sanh
Khiến bỏ thân nóng khổ
Sanh kia nước mát vui.
Con nay sạch ba nghiệp
Qui y và lễ tán
Nguyện cùng các chúng sanh
Ðồng sanh nước An Lạc.
Án phạ nhựt ra vật. (7 lần)
Chí Tâm Ðảnh Lễ:
(Câu này thông cả 9 câu dưới, đều xướng ở đầu câu)
Thường tịch quang Tịnh độ
A Di Ðà Như Lai
Pháp thân mầu thanh tịnh
Khắp pháp giới chư Phật. (1 lạy)
Thật báo trang nghiêm độ
A Di Ðà Như Lai
Thân tướng hải vi trần
Khắp pháp giới chư Phật. (1 lạy)
Phương tiện Thánh cư độ
A Di Ðà Như Lai
Thân trang nghiêm giải thoát
Khắp pháp giới chư Phật. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
A Di Ðà Như Lai
Thân căn giới Đại thừa
Khắp pháp giới chư Phật. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
A Di Ðà Như Lai
Thân hóa đến mười phương
Khắp pháp giới chư Phật. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
Giáo hạnh lý ba kinh
Tột nói bày ý chánh
Khắp pháp giới Tôn Pháp. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
Quán thế Âm Bồ tát
Thân tử kim muôn ức
Khắp pháp giới Bồ tát. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
Ðại Thế Chí Bồ tát
Thân trí sáng vô biên
Khắp pháp giới Bồ tát. (1 lạy)
Cõi An Lạc phương Tây
Thanh tịnh đại hải chúng
Thân hai nghiêm: Phước, trí
Khắp pháp giới Thánh chúng. (1 lạy)
(Ðứng chắp tay nguyện)
Con nay khắp vì bốn ơn ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng (1) nên qui mạng (2) Sám hối (3)
(1 lạy quỳ chắp tay Sám hối)
Chí Tâm Sám hối:
Ðệ tử... và chúng sanh trong pháp giới, từ đời vô thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm, lại do sáu căn ba nghiệp (4) quen theo pháp chẳng lành, rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô gián (5) và tất cả các tội khác, nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng sạch trong chiếu soi tất cả lý mầu thường trụ đầy dẫy hư không.
Con từ vô thỉ đến nay, sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy, chằng nghe, chẳng hay chẳng biết, vì nhân duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các đường dữ (6) trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi.
Kinh rằng: “Ðức Tỳ Lô Giá Na thân khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường Tịch Quang, cho nên phải biết cả thảy các pháp đều là Phật pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô minh, vì thế trong trí Bồ đề mà thấy không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ, nay mới chừa bỏ ăn năn, phụng đối trước các đức Phật và A Di Ðà Thế Tôn mà pháp lồ (7) Sám hối làm cho đệ tử cùng pháp giới chúng sanh, tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô thỉ, hoặc hiện tại cùng vị lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt ráo thanh tịnh.
Ðệ tử Sám hối rồi, sáu căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu tập cũng trọn thanh tịnh, thảy đều hồi hướng dùng trang nghiêm Tịnh Ðộ khắp với chúng sinh, đồng sanh về nước An Dưỡng.
Nguyện đức A Di Ðà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tăng tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh độ, đến giờ lâm chung, thân an niệm chánh, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A Di Ðà cùng các Thánh chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khỏang sát na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ tát, rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ tử Sám hối phát nguyện rồi qui mạng đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới, đại từ đại bi, A Di Ðà Như Lai, biến pháp giới Tam bảo (1 lạy) (lạy xong tiếp Nghi Thức tụng kinh)
Thích Nghĩa Sám Pháp
(1) Phiền não, nghiệp nhân, quả báo ba món đều hay làm chướng ngại đường giải thoát nên gọi: “Ba món chướng.”
(2) Ðem thân mạng về nương, giao phó cho Phật, Pháp, Tăng chính là nghĩa của hai chữ “Nam mô”.
(3) Nói đủ là Sám ma hối quá. “Sám ma” là tiếng Phạm, nghĩa là “hối quá”, tức là ăn năn tội trước, ngừa giữ lỗi sau.
(4) Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: sáu căn, và ba nghiệp: thân, khẩu, ý.
(5) Giết cha, giết mẹ, giết Thánh nhơn, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hiệp Tăng, gọi là năm tội Nghịch, nếu phạm sẽ bị đọa vào ngục Vô gián nên gọi là tội Vô gián Địa ngục. Vô gián là chỗ thọ khổ không có lúc nào ngừng ngớt.
(6) A tu la, Súc sanh, Ngạ quỉ, Ðịa ngục, các đường đó vui ít khổ nhiều, do nghiệp dữ cảm ra.
(7) Bày lộ tội lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ, trái với phú tàng (che giấu). Có phát lồ thời tội mới tiêu, như bệnh cảm mà đặng phát hạn (ra mồ hôi).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( 3 LAN ).MHDT.24/4/2012.

Sunday, 22 April 2012

PHÓNG SANH

1/ Nghi thưc
2/ Niêm hương:
Nguyện hương: Nam mô hương vân cái Bồ Tát (3 lần)
Kỳ nguyện: Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo.
Tưthời: Tín chủ ...phát tâm mãi vật phóng sanh ...(kỳ an, kỳ siêu phục vì ...) nghinh tường tập phước sự.
Nam mô chứng minh sưBồ Tát. (3 lần)
3/ Tán : Dương chi...
4/ Tụng: Chú Ðại Bi
5/ Niệm:
Nam mô thập phương Phật
Nam mô thập phương Pháp
Nam mô thập phương Tăng
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Cực lạc thế giới A Di Ðà Phật
Nam mô Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam mô Dược SưLưu Ly Quang Vương Phật
Nam mô Ðại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Nam mô Ðại hạnh Phổ hiền Bồ Tát
Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát
Nam mô Ðạo tràng Hội thượng Phật, Bồ Tát
6/ Tụng: Giải Nghiệp Kệ:
Hữu tình chúngđẳng túc nghiệp đa
Trí sử kim sanh tạo võng la,
Hạnh ngộ thiện duyên công đức đại,
Quy y Tam Bảo tội tiêu ma.
Án, địa rịnhựt rị tá ha (Sanh Thiên chú, tụng 3 lần)
Thiên giá giá, địa giá giá
La võng biến thất Phật ca sa,
Thất bảo Như Lai phóng kinh kệ
Tứ đại yếtđế hộ phóng tha,
Phi cầm tẩu thú quy sơn khứ,
Ngư biết, hà giải lạc thanh sa,
Nhược hữu nhứt cá bất đắc thoát,
Sơn thần,thủy tướng hộ phóng tha.
Án, linh cảm ứng tá ha . ( 3 lần )
Giáo giới: PHẬT NGÔN.
Trìnhđa trưởng thiểu, lưu nhập hoành sanh, cốtri nhử đẳng, tích dĩ ám tế ngu si, bất tu chánh niệm, Kim đắc vũ mao lâm giới, thọthủ liệt hình, thủy lục phi không, chủng chủng bất nhứt, hoặc đầu câu thỉ,hoặc nhập la võng, mạng tại đao châm, hồn phi thang hỏa. Hạnh phùng thiện sĩ, tài thục(chuột,cứu) nhữ thân, vạn tử đắc sanh, lai thử thắng địa.Kim thỉnh chư thánh giả nhữ linh thông,như đương nhứt tâm quy y Tam Bảo
7/ Quy y:
Nhữ đẳng thủy (lục, không) tánh chúng sanh đầu thành quy y Tam Bảo.
Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng
Quy y Phật lưỡng túc tôn,
Quy y Pháp ly dục tôn,
Quy y Tăng chúng trung tôn,
Quy y Phật bấtđọa địa ngục
Quy y Pháp bấtđọa ngạ quỷ
Quy y Tăng bấtđọa bàng sanh.
Quy y Phật cánh, Quy y Pháp cánh, Quy y Tăng cánh (3 lần)
Quy y Tam Bảo viễn ly tam đồ khổ.
Nhữ đẳng sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhứt thiết chúngđẳng giai sám hối
Nam mô cầu sám hối Bồ Tát (3 lần)
Xướng: Nhữ đẳng Phật tử quy y Tam bảo cập sám hối dĩ, sử nhữ tội chướng tiêu diệt, trí huệkhai minh, phát Bồ đề tâm cầu sanhTây phương Cực lạc thế giới, liên hoa hóa sanh, nhập bất thối địa, hiện tiền đại chúng vị (thủy, lục, không) tánh chúng sanh, nhứt tâm niệm Phật
8/ Niệm Phật:
A Di Ðà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di,
Cảm mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hoá Bồ tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linhđăng bỉ ngạn
Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới, đại từ đại bi, A Di Ðà Phật.
Nam mô A Di Ðà Phật (10 lần)
Nam mô Ðại bi Quán thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Thanh tịnh Ðại Hải chúng Bồ Tát
(3 lần)
9/ Hồi hướng:
Phóng sanh công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng,
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện đắc trí hụê chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ ,
Thế thếthường hành Bồ tát đạo.
Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thửcông đức,
Phổ cập ưnhất thiết ,

Ngãđẳng dữ chúng sanh

Giai cọng thành Phậtđạo
Phóng sanh kệ:
(Ðánh 3 tiếng chuông rồi xướng):
Nhữ đẳng phi tiềm túc nghiệp đa,
Hạnh đức kim triêu hội chủ gia,
Ngã kim phóng nhữ du du khứ,
Nguyện kỳ tín chủ phước hà sa
Nam mô Trường Thọ Vương Bồ Tát ma ha tát (3 lần)
(cá, ruà... đem ra sông, chim đem ra sân mà thả)
10/ Phục nguyện:
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung văn: Phật hóa hữu duyên, pháp môn vô lượng, dục siêu khổhải, dự bố tân lương.
Thượng lai tín chủ...(tên)...y Phật sở thuyết, y giáo phụng hành, mãi vật phóng sanh; kỳ an tập phước (kỳ siêu phục vì vong linh...)
Phục nguyện: Ðại giáng oai quang, minh gia tế độ, Sanh vật hậu thế, tảo phùng chánh pháp, tối chứng vô sanh.
Tín chủ hiện tiền sở cầu như ý, sở nguyện tùng tâm, quá vãng vong linh cao siêu thánh cảnh.
Phổ nguyện: gia môn hưng thạnh, quyến thuộc bình an, Âm cảnh dương gian, tề thành Phật đạo.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).23/4/2012.

 

Friday, 20 April 2012

TÔN TƯỢNG CHUẨN ĐỀ VÀNG RÒNG PHA TRONG THÂN TƯỢNG

 

Tôn tượng trang nghiêm với từng hoạ tiết tinh xảo đến trong nét mặt , bàn tay , pháp khí , thiên y , viền hoa cuả vòng lưả , và đế sen , hàng về từ Thánh địa Nepal sau nhiều tháng đặt làm , mặt trước và mặt sau của tượng đều đặn và chuẩn từng cm .
nhattam.net
MẬT NGUYỆN CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT
(CUNDI AVALOKITESVARA)
Namo Tassa Bhagavato Sammasambuddhassa.
Thành Tâm Kính Lễ Tây Phương Tam Thánh Tôn, Đức Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, Chư vị Tổ Thầy thuộc dòng pháp Liên Hoa Bộ.
Kính lạy Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.
Nay con đem phổ truyền 12 Mật Nguyện của Ngài, mà vị Thiện-Nữ-Nhơn đã truyền dạy cho con, để cho mọi người có đủ nhân duyên cùng biết.
Kính mong Ngài từ bi chấp thuận ý nguyện của con. Nếu có gì không hợp Thánh Ý của Ngài. Con kính xin Ngài hãy hoan hỷ tha thứ cho con và cho con được đê đầu thành tâm đảnh lễ sám hối với Ngài.
Nguyện xin Ngài hãy gia trì thần lực cho toàn thể chúng con khi hành trì và tu tập theo Mật Nguyện của Ngài. Nguyện xin 12 Mật Nguyện của Ngài được lưu chuyển trong toàn thể khắp pháp giới chúng sanh, để làm lợi lạc cho muôn loài chúng sanh hữu tình lẫn vô tình trong thời Mạt Pháp này. Nguyện cho thế giới sớm hòa bình và chúng sanh được an lạc, để cõi Ta Bà này sớm biến thành cõi Tịnh Độ Nhân Gian.
Nguyện xin Chư Thiên Long Bát Bộ,Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát sớm phổ truyền và hộ trì cho những hành giả tu tập-hành trì 12 Mật Nguyện của Phật Mẫu Đức Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát, Tác Đại Chứng Minh.
12 MẬT NGUYỆN CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT
(CUNDI AVALOKITESVARA)
1. Nam mô Khể Thủ Nam Nghiêm Vọng Bái, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Đắc Thành Bửu Ngọc Nguyện.
2. Nam mô Hiện Toàn Thân Thập Bát Tý, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Thanh Tịnh Pháp Thân Nguyện.
3. Nam mô Vương Lưỡng Thủ Bá Nhật Nguyệt, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Khai Hóa Khử Đạo Nguyện.
4. Nam mô Chuyển Pháp Tứ Phương Bát Hướng, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Kiến Văn Tự Tại Nguyện.
5. Nam mô Siêu Độ Tâm Vô Quái Ngại, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Sở Cầu Như Ý Nguyện.
6. Nam mô Cung Tiển Diệt Trừ Yêu Quái, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Thử Tà Qui Chánh Nguyện.
7. Nam mô Tài Năng Thông Thiên Đạt Địa, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Quốc Thới Dân An Nguyện.
8. Nam mô Đằng Vân Vỏ Trú Cam Lồ, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Phát Tử Phục Sanh Nguyện.
9. Nam mô Thi Trợ Linh Phù Thần Chú, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Hoàng Độ Hiếu Nghĩa Nguyện.
10. Nam mô Pháp Luân Thường Chuyển Cấp Cứu, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Phổ Xứ Trì Tụng Nguyện.
11. Nam mô Thiếc Giác Hiền Lương Độ Trận, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Xuất Thế Lưu Truyền Nguyện.
12. Nam mô Tiên Pháp-Hộ Pháp Thái Bình, Chuẩn Đề Thánh Mẫu, Hộ Quốc Cứu Dân Nguyện. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH.( MHDT ).21/4/2012.

Thursday, 19 April 2012

Lời cầu nguyện đến Ngài Liên Hoa Sanh


Pháp lễ thỉnh lực gia trì của Ngài Liên Hoa Sanh và nguyện cầu tịnh hoá nghiệp chướng
Aum Muni Muni maha muni ye so ha (3 lần)
a/Bài cầu nguyện 7 dòng đến Guru Rinpoche
Hum! nơi xứ Oddiyana Ấn Độ
Trên một hoa sen đỏ
Đức Phật của ba thời
Lừng danh Liên Hoa Sanh
Đông đảo dakini vây quanh
Như Ngài, con giác ngộ
Xin ban phươc nơi đây
GURU PEMA SIDDHI HUM.(3 lần, và 3 lạy)

b/Bài cầu nguyện đến đức Phật của ba thời
Guru Rinpoche, Đức Phật của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai
Suối nguồn của tất cả các thành tựu và giác ngộ
Xin hãy xóa tan những chướng ngại, những xấu xa của Mara
Cầu nguyện đến Ngài, xin ban phước cho chúng con
Những chướng ngại bên trong, bên ngoài, và bí mật được hoàn toàn thanh tịnh.
Những mong ước của chúng con được thành tựu một cách tự nhiên
UM A HUM,VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUM (3 lần, và 3 lạy).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH,( MHDT ).20/4/2012.

Saturday, 7 April 2012

Vào lúc bấy giờ, toàn thân đức Thế tôn phóng ra ánh sáng vĩ đại, chiếu khắp cõi Phật tương đương số cát của trăm ngàn vạn ức sông Hằng, rồi xuất ra âm thanh vĩ đại, tuyên cáo hết thảy bồ tát đại sĩ cùng thiên long quỉ thần (44) trong các cõi Phật ấy, rằng các người hãy nghe, hôm nay Như lai sẽ xưng tụng tán dương việc Địa tạng đại sĩ khắp trong thế giới hệ mười phương, vận dụng sức mạnh của uy thần và từ bi vô cùng vĩ đại, siêu việt, cứu vớt hộ trì hết thảy những kẻ tội khổ. Sau khi Như lai nhập niết bàn, các người, bồ tát đại sĩ và thiên long quỉ thần, hãy làm mọi cách mà kính giữ kinh này, để cho ai nấy đều thực hiện được cái vui niết bàn.
Khi lời ấy của đức Thế tôn được nói ra thì trong pháp hội có một vị đại bồ tát danh hiệu Phổ quảng, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, hôm nay con thấy đức Thế tôn xưng tụng Địa tạng đại sĩ có uy thần và từ bi rất vĩ đại và siêu việt, nên con thỉnh cầu đức Thế tôn vì những người trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng mà nói về việc Địa tạng đại sĩ đem lại ích lợi trong nhân loại và chư thiên (45) , lúc tạo tác nguyên nhân cũng như lúc hưởng chịu kết quả, để tám bộ thiên long cùng những kẻ trong tương lai biết tôn kính tiếp nhận huấn dụ của đức Thế tôn. Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, và cả bốn chúng, hãy nghe cho kyլ Như lại sẽ nói cho các người một cách sơ lược về việc Địa tạng đại sĩ lợi ích bằng cách tạo ra phước đức trong nhân loại và chư thiên. Đại bồ tát Phổ quảng thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con xin tuân lời ngài, nguyện muốn được nghe.
Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, trong thì vị lai, thiện nam hay thiện nữ nào nghe danh hiệu của Địa tạng đại sĩ mà chắp tay, xưng tụng, lễ bái hay ngưỡng mộ, thì người ấy siêu thoát cái tội đáng lẽ phải chịu khổ trong ba mươi kiếp.
Phổ quảng, thiện nam hay thiện nữ nào vẽ hình tượng của Điạ tạng đại sĩ, hay làm hình tượng đại sĩ bằng đất đá, keo sơn, bạc vàng, đồng sắt, thì dầu một chiêm ngưỡng hay một lễ bái, kẻ đó vẫn được trăm lần sinh lên Đao lợi, trong một thì gian lâu dài không sa vào đường dữ. Giả sử phước báo chư thiên hết rồi, sinh xuống nhân gian, cũng vẫn còn làm quốc chúa, không mất lợi ích lớn lao.
Phổ quảng, nữ nhân nào chán thân nữ nhân, chí thành hiến cúng Địa tạng đại sĩ qua tượng vẽ, tượng làm bằng đất đá, keo sơn, đồng sắt, với cách ngày nào cũng tinh tiến hiến cúng hương hoa, ẩm thực, y phục, gấm lụa (46) , tràng phan, bảo vật, thì nữ nhân ấy, hết cái thân quả báo nữ nhân này rồi, trăm ngàn vạn kiếp không còn sinh vào thế giới có nữ nhân, huống chi phải làm lại thân ấy. Ngoại trừ trường hợp vì thệ nguyện từ bi, phải làm thân nữ nhân để hóa độ kẻ khác, thì thiện nữ ấy, nhờ sức thần của đức Địa tạng mà mình hiến cúng và nhờ sức mạnh của công đức hiến cúng đức Địa tạng, nên trăm ngàn vạn kiếp không còn làm thân nữ nhân nữa.
Phổ quảng, nữ nhân nào chán ngán cái thân xấu xí bịnh hoạn, thì hãy đối trước hình tượng Điạ tạng đại sĩ mà chí tâm chiêm ngưỡng, lễ bái. Làm như vậy dẫu thì gian chỉ bằng bữa ăn, nữ nhân ấy cũng ngàn vạn đời được cái thân tướng mạo toàn hảo, không mọi bịnh hoạn (47) . Nếu nữ nhân xấu xí ấy không chán thân nữ nhân, thì trong trăm ngàn vạn ức đời thường làm vương nữ, vương phi, con gái tể tướng, quí tộc, đại trưởng giả, sinh ra là đoan trang, tướng mạo tuyệt hảo. Vì lòng chí thành nên chiêm bái Địa tạng đại sĩ được phước như vậy.
Phổ quảng, thiện nam hay thiện nữ nào đối trước hình tượng Địa tạng đại sĩ mà diễn tấu nhạc khí (48) , ca vịnh, tán dương, hương hoa hiến cúng, lại khuyến cáo một người cho đến nhiều người cùng làm như vậy, thì những người ấy, trong hiện tại cũng như trong tương lai, luôn luôn được hàng trăm hàng ngàn quỉ thần ngày đêm hộ vệ, không để cho việc dữ lọt vào tai họ, huống chi để họ bị mọi sự ngang trái.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, nếu có người ác, quỉ ác và thần ác, thấy thiện nam hay thiện nữ nào biết qui y, tôn kính, hiến cúng, xưng tụng, chiêm ngưỡng hay lễ bái hình tượng Địa tạng đại sĩ mà mỉa mai, phỉ báng rằng vô phước và vô ích, hoặc nhe răng ra mà cười, hoặc công kích sau lưng trước mặt, hoặc lôi cuốn một người hay nhiều người chung nhau phỉ báng, thì sự phỉ báng này dầu chỉ một lát mà thôi, kẻ phỉ báng ấy, ngàn vị Phật đà của Hiền kiếp nhập diệt cả rồi, quả khổ của sự phỉ báng làm cho họ vẫn còn ở trong vô gián ngục, chịu hình phạt rất nặng. Hiền kiếp qua rồi mới được làm ngạ quỉ, ngàn kiếp sau đó mới được làm súc sinh, ngàn kiếp sau đó nữa mới được làm người. Dẫu được làm người, nhưng làm người nghèo nàn hèn hạ, giác quan không đủ, phần nhiều bị nghiệp dữ trở lại kết nơi tâm lý, nên không bao lâu lại sa vào đường dữ. Phổ quảng, phỉ báng sự hiến cúng Điạ tạng đại sĩ của người khác mà còn bị quả khổ như vậy, huống chi chính mình phỉ báng Địa tạng đại sĩ bằng kiến thức ác hại.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, nam tử hay nữ nhân đau ốm liệt giường mòn gối, cầu sống không được, muốn chết không xong. Ban đêm mộng thấy quỉ dữ, thấy bà con, thấy đi vào đường hiểm, thấy lắm sự kinh hãi (49) , thấy đi với quỉ thần. Rồi ngày tháng dần dà chuyển thành lao bại, trong giấc ngủ kêu la thảm thiết. Như vậy toàn là đang bị luận định về nghiệp dữ, nặng nhẹ chưa quyết, nên chết đã khó mà lành càng khó hơn. Mắt phàm nam nữ làm sao rõ được việc ấy. Vậy thân nhân nên đối trước tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, cao tiếng mà tụng cho bịnh nhân một biến kinh này. Lại nên đem tài sản mà bịnh nhân vốn luyến tiếc, như y phục, đồ quí, ruộng vườn, nhà cửa, đối trước bịnh nhân, cao tiếng nói rõ mình tên họ như vậy, xin vì bịnh nhân mà đối trước kinh Phật và tượng Phật đem tài sản của bịnh nhân hiến cúng kinh tượng, hoặc tạo tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, hoặc làm chùa tháp, hoặc cúng vào qụ hương đèn, hoặc hiến cúng tăng chúng thường trú. Hãy nói ba lần như vậy cho bịnh nhân nghe và biết. Giả sử bịnh nhân ý thức đã tản, đến nỗi hơi thở đã hết, cũng vẫn một ngày cho đến bảy ngày, cao tiếng mà nói và cao tiếng tụng kinh. Như vậy thì bịnh nhân ấy, sau khi chết, nghiệp dữ đã làm dẫu nặng đến như năm tội sa vào vô gián ngục đi nữa (50) , cũng vẫn thoát khỏi lâu dài, sinh ra ở đâu cũng tự biết đời trước của mình. Ấy là bịnh nhân được làm cho mà hiệu quả đến như vậy, huống chi chính thiện nam hay thiện nữ nào tự sao chép kinh Địa tạng hoặc khuyên người sao chép, tự đắp vẽ tượng Địa tạng hay khuyên người đắp vẽ, thì kết quả nhận được thật đại lợi ích. Vì lý do ấy, Phổ quang, hễ thấy ai đọc hay tụng kinh Địa tạng, cho đến chỉ chốc lát xưng tụng hay tôn kính kinh này mà thôi, các người cũng phải vận dụng trăm ngàn phương tiện, khuyến khích cho họ nỗ lực mà đừng có thoái chí, thì quyết chắc trong hiện tại cũng như trong tương lai, họ thực hiện được ngàn vạn ức công đức bất khả tư nghị.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, những kẻ chiêm bao hay ngủ say, thấy các quỉ thần với bao nhiêu biến dạng buồn có, khóc có, rầu có, than có, sợ có, hãi có. Ấy toàn là cha mẹ con cái, anh em chị em, hay vợ chồng bà con, trong quá khứ một đời mười đời hay trăm đời ngàn đời, hiện ở trong đường dữ mà chưa được thoát khỏi, không biết hy vọng vào đâu làm phước cứu vớt, nên họ báo mộng cho những kẻ xương thịt trong quá khứ, trông mong làm phước để cứu họ thoát khỏi đường dữ. Phổ quảng, các người hãy vận dụng thần lực làm cho những kẻ xương thịt ấy biết đối trước tượng Phật đà hay tượng Bồ tát, chí tâm tự tụng kinh này hay cung thỉnh người khác tụng cho, số lượng phải ba biến hay bảy biến. Như vậy, những kẻ bà con còn ở trong đường dữ kia, hễ tiếng tụng kinh đủ biến chấm dứt, thì họ cũng được siêu thoát, mộng mị cũng không bao giờ còn thấy họ nữa.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, những kẻ thấp thỏi, như những người làm tôi tớ cho đến những người không còn tự chủ, ý thức nghiệp cũ mà muốn sám hối, thì hãy chí thành chiêm bái hình tượng Địa tạng đại sĩ, và ít nhất cũng trong một tuần bảy ngày, trì niệm danh hiệu của đại sĩ cho được vạn biến, thì những người ấy hết quả báo này rồi, trong ngàn vạn đời sau thường sinh chỗ tôn quí, lại không còn trải qua quả khổ ở trong ba đường dữ.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, tại châu Diêm phù này, sát đế lợi hay bà la môn, trưởng giả hay cư sĩ, mọi người thuộc giai cấp và sắc tộc khác nhau, có con mới sinh thì bất cứ nam hay nữ, trong một tuần bảy ngày, hãy sớm đọc tụng cho chúng bản kinh không thể nghĩ bàn này, lại trì niệm cho chúng danh hiêu của Địa tạng đại sĩ đủ số vạn biến. Như vậy, những trẻ sơ sinh ấy, bất cứ nam hay nữ, nếu đời trước có nghiệp dữ để sẽ chịu quả khổ thì cũng tiêu tan được cả, yên vui, dễ nuôi, tăng thêm tuổi thọ; nếu sinh ra bởi phước đức, thì hạnh phúc và tuổi thọ lại càng thêm lên.
Phổ quảng, trong thì gian vị lai, mỗi tháng các ngày mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hâm ba, hâm bốn, hâm tám, hâm chín hay ba mươi, là những ngày kê cứu tội ác để phán định nặng nhẹ. Mà người Diêm phù thì cử động (51) hay suy tư toàn là nghiệp, toàn là tội, huống chi lại còn mặc ý sát sinh trộm cướp tà dâm vọng ngữ, nghiệp dữ cả trăm cả ngàn. Trong những ngày thập trai trên đây, nếu kẻ nào biết đối trước tượng Phật đà, tượng Bồ tát hay tượng Hiền thánh mà tụng một biến kinh này, thì khu vức người ấy cư trú, đông tây nam bắc chu vi một trăm do tuần, không có mọi sự tai nạn, và nhà ở của người ấy thì bất cứ lớn nhỏ, từ hiện tại đến vị lai, trong cả trăm cả ngàn năm thoát khỏi đường dữ một cách lâu dài. Mỗi ngày thập trai biết tụng kinh này một biến, việc ấy, ngay trong đời này, đã làm cho cả nhà không có tai họa, bịnh tật, ăn mặc sung túc.
Đại loại như vậy, Phổ quảng, các người nên biết Địa tạng đại sĩ, xuất từ thần lực vĩ đại, có những sự ích lợi cho người đạt đến số lượng trăm ngàn vạn ức, không thể nói hết. Đối với Địa tạng đại sĩ, người Diêm phù có sự liên hệ lớn lao. Người ở đây nghe danh hiệu hay thấy hình tượng của đại sĩ, cho đến nghe kinh này dầu chỉ được ba chữ hay năm chữ, một bài chỉnh cú hay một câu đủ nghĩa (52) , hiện tại cũng đạt được sự yên vui tuyệt diệu, mà vị lai thì trăm ngàn vạn đời luôn luôn sinh ra trong nhà tôn quí, tướng mạo và tánh tình đều hoàn hảo.
Lúc ấy đại bồ tát Phổ quảng nghe đức đại giác Thế tôn tán dương và xưng tụng Địa tạng đại sĩ rồi, quì xuống, chắp tay mà thưa thêm nữa, rằng bạch đức Thế tôn, từ lâu rồi con đã biết vị đại sĩ này có thần lực siêu việt và nguyện lực vĩ đại như đức Thế tôn đã dạy. Nhưng con muốn làm cho bao kẻ sau này biết được những sự ích lợi xuất từ thần lực và nguyện lực ấy, nên đã thỉnh vấn đức Thế tôn. Con xin cung kính tiếp nhận những lời đức Thế tôn huấn dụ.
Bạch đức Thế tôn, kinh này ngài mệnh danh là gì, và dạy chúng con truyền bá như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Phổ quảng, kinh này có ba danh hiệu: có thể mệnh danh là Bản nguyện của Địa tạng đại sĩ, cũng có thể mệnh danh là Bản hạnh của Địa tạng đại sĩ, lại có thể mệnh danh là Năng lực hạnh nguyện của Địa tạng đại sĩ. Cả ba danh hiệu ấy đều căn cứ vào thệ nguyện trọng đại và ích lợi chúng sinh của Địa tạng đại sĩ đã phát ra từ bao kiếp lâu xa. Vì lý do ấy, các người hãy thể theo đại nguyện như vậy mà truyền bá kinh này.
Đại bồ tát Phổ quảng nghe đức Thế tôn huấn dụ, chắp tay cung kính, làm lễ mà lui về chỗ của mình.

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TAM THANH,MHDT.8/4/2012.